So sánh ưu nhược điểm của sơn epoxy và sơn thường, ứng dụng của từng loại sơn, giúp khách hàng đưa ra lựa chọn phù hợp.
1. Giới thiệu về Sơn epoxy và Sơn thường
Hiện nay, trong các dự án thi công từ nhà máy, nền xưởng hay công trình dân dụng, thì việc lựa chọn sử dụng Sơn epoxy hay Sơn thường là một quyết định khó khăn và quan trọng. Vì mỗi loại sơn đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Việc lựa chọn loại sơn không phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công trình mà còn gây tốn kém về nguồn nhân vật lực và cả về thời gian thi công.
Sơn epoxy là loại sơn chuyên dụng, được ứng dụng phổ biến cho các công trình, nhà xưởng hay những công trình yêu cầu cao về độ bền, chịu lực và dễ dàng vệ sinh. Trong khi đó, Sơn thường bao gồm (sơn nước và sơn dầu,…) lại phổ biến hơn đối với tường vách và những công trình dân dụng.
Vậy, sự khác biệt nổi bật giữa hai loại sơn Epoxy và Sơn thường là gì? Cùng Hãng sơn APP tìm hiểu qua những phân tích cụ thể trong bài biết.
2. Sơn epoxy là gì?
2.1 Đặc điểm Sơn Epoxy
- Sơn Epoxy được cấu tạo từ hai thành phần chính: Chất sơn nền A và chất đóng rắn B. Khi hai thành phần này kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo ra một lớp sơn phủ epoxy có độ cứng và độ bền rất cao. Hiện nay, trên thị trường phổ biến 2 loại Epoxy là Sơn epoxy gốc dầu và Sơn epoxy gốc nước.
- Theo nhiều nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế, Sơn epoxy được người tiêu dùng đặc biệt là đơn vị thi công đánh giá cao về độ sáng bóng, bền đẹp và dễ vệ sinh.
- Chính vì lẽ đó, Sơn epoxy được ứng dụng cho các công trình đòi hỏi các yêu cầu khắt khe như: Nhà máy, nhà xưởng, phòng sạch, phòng thí nghiệm, bệnh viện và tầng hầm chung cư,…Với khả năng bám dính cực tốt, lớp phủ sơn Epoxy sẽ trực tiếp kéo dài tuổi thọ công trình và chi phí sửa chữa trong tương lai.
2.2 Ưu điểm của Sơn Epoxy
Sơn Epoxy đang dần trở nên thịnh hành và xu hướng trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, để đánh giá tiêu chuẩn chất lượng và tính chuyên nghiệp cho công trình thì dự án ứng dụng các dòng sơn Epoxy đang được đánh giá cao.
- Bề mặt sơn sáng bóng, phẳng mịn: Sơn epoxy khi hoàn thiện sẽ có bề mặt sáng bóng, bền màu và độ phẳng bề mặt gần như tuyệt đối.
- Sơn epoxy có kết cấu đặc biệt: Giúp che giấu các lỗ hỏng, khuyết điểm trên bề mặt sàn.
- Dễ dàng vệ sinh: Khác với các dòng sơn thông tường, Sơn epoxy mang lại khả năng chống thấm trên bề mặt giúp các vết bẩn như: nước bẩn, dầu mỡ, vết mực sẽ được lau chùi một cách dễ dàng.
- Hạn chế trầy xước do va đập: Lớp sơn Epoxy có độ cứng và khả năng chịu lực tốt, nên những va đập, trọng lượng xe tải sẽ không làm ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ trên bề mặt.
- Khả năng chống mài mòn và hóa chất: đặc tính này chính là tiêu chí quan trọng cho các công trình như: phòng thí nghiệm, bệnh viện, nhà máy thực phẩm làm căn cứ đánh giá và lựa chọn sử dụng Sơn Epoxy so với Sơn thông tường.
- Ứng dụng đa dạng: Sơn epoxy được ứng dụng hầu hết trên các bề mặt vật liệu như: nền bê tông, kết cấu thép, gỗ, máy tôn,…
2.3 Nhược điểm của Sơn Epoxy
Ngoài những ưu điểm nổi bật trên thì Sơn epoxy cũng có một vài nhược điểm như sau:
- Thời gian thi công: Với đặc tính thi công nhiều lớp thì Sơn Epoxy mất từ 4-5 tiếng cho mỗi lớp sơn khô. Chính vì vậy, để hoàn thiện công trình phủ sơn 2 lớp tiêu chuẩn cần ít nhất 15 tiếng cho sơn khô và 48-36 tiếng để đưa vào thực nghiệm.
- Quy cách thi công: Sơn epoxy là dòng sơn 2 thành phần nên khi sử dụng, cần trộn đều 2 thành phần theo tỷ lệ nhất định theo quy cách nhà sản xuất. Cho nên, nếu pha sơn sai tỷ lệ thì hỗn hợp sơn sẽ không thể khô cứng hoặc sẽ không đánh bật được những ưu điểm vốn có.
- Dụng cụ: Mỗi loại sơn epoxy sẽ yêu cầu về lọ lăn chuyên dụng. Vì thế, không thể sử dụng cọ thông thường để dùng cho sơn epoxy vì sẽ gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp bề mặt sơn thành phẩm.
3. Sơn thường là gì?
3.1 Đặc điểm của Sơn thường
- Sơn thường được gọi chung cho các loại sơn truyền thống, có dạng lỏng và dùng lượng dung môi hoặc nước pha vào để sử dụng. Gồm các loại như sơn nước, sơn dầu và sơn thông thường khác.
- Hiện này, các dòng sơn thường được sử dụng rộng rãi chủ yếu cho các công trình nhà dân, công trình nhỏ không yêu cầu cao về độ thẩm mỹ, khả năng chống thấm và chống chịu mài mòn.
- Trên thị trường, sơn thường đang có rất nhiều chủng loại, mức giá khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Vì vậy, các dòng sơn này được khách hàng sử dụng cho diện tích nhỏ và công trình dân dụng ưa chuộng.
3.1 Ưu điểm của Sơn thường
Dù không có nhiều tính năng nổi bật như dòng sơn epoxy nhưng sơn thường vẫn đáp ứng vừa đủ yêu cầu về ưu điểm của một dòng sơn tiêu chuẩn.
- Dễ sử dụng: Quá trình thi công sơn thường rất dễ dàng và nhanh chóng. Chỉ cần phun hoặc lăn một lớp mỏng là có thể hoàn thành.
- Giá thành rẻ: Đặt trên bàn cân so với sơn epoxy thì sơn thường có giá thành rẻ hơn. Vì thế, phù hợp cho những công trình có nguồn ngân sách đầu tư hạn chế.
- Màu sắc đa dạng: Sơn thường nổi bật với nhiều loại màu sắc khác nhau, không giới hạn và dễ dàng phối màu cho trang trí nội thất.
Khả năng bảo trì: Khi lớp sơn cũ bong tróc và phai màu, công tác sửa chữa và bảo trì vô cùng dễ dàng, không tốn nhiều thời gian
3.1 Nhược điểm của Sơn thường
Ngày nay, sơn thường chỉ được ứng dụng rộng rãi cho các công trình dân dụng, tự phát và ngân sách nhỏ chính vì tồn tại những hạn chế như sau:
- Độ thẩm mỹ thấp: Do giá thành và đặc tính sản phẩm nên lớp sơn thông thường không có độ bóng, mịn và phẳng đẹp như các dòng sơn epoxy.
- Không có khả năng chống thấm: Thời tiết cực đoan hiện nay khiến khách hàng yêu cầu khả năng chống tốt. Chính vì vậy, sơn thường không được ứng dụng rộng rãi do không có khả năng chống thấm gây nhiều hiện tượng ẩm mốc, đống rêu bụi.
- Độ bền kém: Sơn thường có độ bền rất kém, phải tốn nhiều thời gian, chi phí bảo trì và dễ bị bong tróc, nứt vỡ.
- Không phù hợp cho môi trường công nghiệp: Sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện nay khiến các dòng sơn truyền thống bị bỏ lại do không đáp ứng được các chỉ tiêu chất lượng và dần bị sơn epoxy thay thế cho môi trường công nghiệp.
4. So sánh Sơn epoxy và Sơn thường
Để thấy rõ hơn những nét khác biệt nổi trội giữa hai dòng Sơn epoxy và Sơn thường, Bảng 1 thể hiện kết quả so sánh giữa ưu và nhược điểm của cả 2 đối tượng.
Bảng 1. Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí giữa Sơn epoxy và Sơn thường.
Tiêu chí đánh giá | Sơn Epoxy | Sơn Thường |
Tính thẫm mỹ | Cao | Trung bình |
Khả năng chống thấm bề mặt | Cao | Thấp |
Khả năng chịu lực, va đập | Cao | Thấp |
Độ bền vật liệu | Cao | Trung bình |
Tiết kiệm chi phí | Thấp | Cao |
Kháng hóa chất | Cao | Thấp |
Khả năng ứng dụng | Cao | Thấp |
5. Vậy nên chọn Sơn Epoxy hay Sơn thường?
Dựa vào những phân tích bên trên thì tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và ngân sách mà lựa chọn dòng sơn epoxy và sơn thường cho phù hợp. Vì thế cho nên, để tránh đưa ra những quyết định không chính xác dẫn đến tốn kém về thời gian thi công, chi phí bảo trì và tiến độ công trình thì:
5.1 Lựa chọn Sơn Epoxy khi:
- Công trình lớn: như nhà máy, nền xưởng, bệnh viện, phòng thí nghiệm, nhà ở các công trình thuộc quy mô công nghiệp.
- Yêu cầu cao: Độ thẩm mỹ cao, khả năng chống chịu mài mòn, va đập, khả năng chống thấm và mức độ vệ sinh cao.
- Chi phí đầu tư: Nguồn ngân sách xây dựng và cải tạo công trình ở mức trung bình lớn.
- Điều kiện thời tiết: Công trình ở những khu vực có thời tiết cực đoan thì lựa chọn sơn epoxy giúp tăng cường độ bền công trình hiệu quả.
- Các nền nhà xưởng cho thuê: Hiện nay, thị trường mua bán và cho thuê nhà xưởng đang áp dụng tiêu chí nền đã có phủ sơn epoxy để làm căn cứ xác định giá trị công trình.
Ngoài ra, nếu muốn nâng cao giá trị sử dụng, độ bền công trình và tiết kiệm chi phí bảo trì cho tương lai thì dù công trình lớn hay nhỏ, bạn cũng nên thi công sơn epoxy cho dự án của mình.
5.2 Lựa chọn Sơn thường khi:
- Công trình dân dụng, nội thất và quy mô nhỏ: Đối với những công trình này sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phi thi công sơn.
- Yêu cầu thấp: Độ thẩm mỹ, mức độ chống chịu mài mòn, độ chống thấm và thời gian thi công thấp thì sơn thường là lựa chọn tối ưu.
- Nguồn ngân sách thấp: Do giá thành rẻ và quy cách đóng gói đa dạng, nên sơn thường hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu nhỏ lẻ của nhiều khách hàng.
- Công trình mang tính tạm thời: Các quán ăn dã chiến, quán cà phê thường thay đổi phong cách và trang trí theo từng mùa, giai đoạn khác nhau. Vì vậy, sơn thường sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian sửa chữa.
Sơn thường sẽ phù hợp cho những hộ dân, công trình nhỏ về dễ dàng thi công và sửa chữa mà giá thành lại hợp lý. Tuy vậy, cần nắm rõ những lợi ích và hạn chế của dòng sơn thường để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
6. KẾT LUẬN
Sơn epoxy và Sơn thường đều mang những đặc tính kỹ thuật, ưu nhược điểm riêng biệt nhưng cả hai đều đáp ứng được những yêu cầu thị trường đặt ra. Việc lựa chọn giữa sơn epoxy và sơn thường tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu kỹ thuật đặt ra:
- Sơn epoxy được có khả năng chịu trọng tải lớn, chịu được những tác nhân vật lý và cả hóa chất. Vì lẽ đó, sơn epoxy là lựa chọn lý tưởng cho những công trình yêu cầu cao về độ bền, chịu mài mòn và thẩm mỹ.
- Sơn thường có quy trình thi công rất đơn giản, đội ngũ thi công không cần nhiều kinh nghiệm và tiêu chí giá thành rẻ giúp dòng sơn này được các khách hàng dân dụng ưa chuộng.
Tóm lại, nếu dựa vào phân tích và so sánh giữa hai dòng sơn epoxy và sơn thường thì chúng đều mang lại khả năng kinh tế, chất lượng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng theo từng phân khúc khác nhau. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào mong muốn cụ thể của từng dự án, yêu cầu riêng của nhà thầu và người tiêu dùng.
Bài viết liên quan:
Sơn Epoxy Giá Rẻ Nhưng Chất Lượng: Có Thật Sự Tồn Tại?
Sơn Epoxy và Môi Trường: Có Thân Thiện Không?
CÁC LỖI KHI THI CÔNG SƠN EPOXY VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Sơn Epoxy Cho Gara Ô Tô Tạo Không Gian Sang Trọng, Bền Đẹp
Đầu Tư Sơn Epoxy – Một Lần Hưởng Lợi Lâu Dài.
Sơn Chống Thấm Gốc Nước – Hiệu Quả Cho Mọi Công Trình