Sơn chống thấm gốc nước 1 thành phần là giải pháp chống thấm hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Bảo vệ công trình khỏi hư hại do nước với công nghệ sơn hiện đại.
1. Tổng quan về sơn chống thấm gốc nước
Sơn chống thấm gốc nước là gì?
- Sơn chống thấm gốc nước là hóa chất chống thấm Polyurethane (PU) 1 thành phần gốc nước, Kháng UV được lấy chất phân tán Polyurethane gốc nước làm nguyên liệu chủ yếu, được thêm vào chất độn và các chất phụ gia khác, sau khi nước bay hơi được đóng rắn thành màng.
- Sơn chống thấm gốc nước được pha chế trên nền tảng nước, thân thiện với môi trường và không chứa các dung môi độc hại. Loại sơn này có khả năng ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước từ môi trường vào các bề mặt như bê tông, gạch, tường vữa, và thạch cao. Việc sử dụng nước làm dung môi chính giúp sơn dễ sử dụng và có tính năng khô nhanh hơn so với các loại sơn gốc dầu hay dung môi hóa học.
Đặc điểm nổi bật của sơn chống thấm gốc nước
Sơn chống thấm gốc nước 1 thành phần có đặc điểm đơn giản về mặt cấu trúc nhưng rất mạnh mẽ về khả năng bảo vệ bề mặt. Vì vậy, dòng sơn này đang được ưa chuộng bởi những ưu điểm nổi bật như:
- Dễ thi công: Đây là sơn 1 thành phần nên không cần pha trộn phức tạp, chỉ cần mở nắp, trộn đều và thi công ngay, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Không cần sơn lót: Cấu tạo hóa học độc đáo nên dòng sơn này không cần sử dụng sơn lót như các loại sơn epoxy hay acrylic khác. Đặc tính này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân công tối ưu.
- An toàn và thân thiện với môi trường: Không chứa các dung môi độc hại, giảm thiểu tối đa lượng khí thải VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi), phù hợp với xu hướng bảo vệ sức khỏe gia đình và môi trường lao động ngày nay.
- Hiệu quả lâu dài: Với khả năng bám dính tốt, chống thấm vượt trội, sản phẩm này mang lại hiệu quả lâu dài, giúp bảo vệ công trình khỏi ẩm mốc và hư hại do nước.
2. Lợi ích Khi Sử Dụng Sơn Chống Thấm Gốc Nước
Sơn chống thấm gốc nước Polyurethane đang là giải pháp hữu hiệu giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết hiện nay cho các công trình xây dựng. Nổi bật là các lợi ích sau:
Hiệu Quả Chống Thấm Vượt Trội
- Điều nổi bật của sơn chống thấm gốc nước là khả năng ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước từ môi trường bên ngoài. Trong những khu vực dễ bị ẩm ướt như tầng hầm, tường ngoài trời, sân thượng hay nhà vệ sinh, việc sử dụng sơn chống thấm giúp ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ và mốc meo do nước gây ra.
- Đặc biệt, khả năng chống thấm ngược – một hiện tượng thường gặp ở các bức tường ngoài trời, cũng được giải quyết hiệu quả bởi dòng sơn này.
Tiết Kiệm Chi Phí
- So với những loại sơn chống thấm đa thành phần yêu cầu pha trộn phức tạp thì sơn chống thấm gốc nước 1 thành phần tiết kiệm chi phí đáng kể nhờ việc không cần sử dụng sơn lót và hóa chất đóng rắn. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể cho quỹ đầu tư xây dựng.
- Không những thế, thời gian thi công nhanh chóng với giúp giảm thiểu chi phí nhân công và rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình. Thông thường, thời gian khô đối với lớp sơn thứ nhất chỉ từ 3-5 tiếng.
Độ bền cao
- Sơn chống thấm gốc nước 1 thành phần không chỉ giúp bảo vệ bề mặt khỏi sự xâm nhập của nước mà còn là ngăn ngừa hình thành rêu mốc ảnh hưởng độ bền và thẩm mỹ công trình.
- Với đặc tính chống tia UV, chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt, sơn chống thấm gốc nước không dễ bị phai màu hay xuống cấp theo thời gian. Điều này giúp duy trì thẩm mỹ và chất lượng cho công trình trong nhiều năm.
Thân Thiện Với Môi Trường
- Trong bối cảnh ngày ngay, chủ đầu tư hay đơn vị thi công đang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Chính vì lẽ đó, sơn Polyurethane gốc nước luôn là lựa chọn chống thấm hàng đầu.
- Sơn chống thấm gốc nước không chứa các chất dung môi độc hại, không gây mùi khó chịu và không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng
3. Lựa chọn Sơn chống thấm gốc nước khi nào?
- Công trình cần thi công nhanh chóng: Sơn chống thấm gốc nước khô nhanh, không cần sơn lót nên rất dễ thi công và không cần pha trộn, giúp tiết kiệm thời gian tối ưu.
- Yêu cầu an toàn và thân thiện với môi trường: Sơn chống thấm gốc nước không chứa dung môi độc hại, ít phát thải VOC, an toàn cho sức khỏe và môi trường. Vì vậy, phù hợp cho môi trường văn phòng, bệnh viện, phòng thí nghiệm,…
- Bề mặt cần chống thấm nhẹ và trung bình: Loại sơn này phù hợp với tường, sàn nhà, sân thượng hoặc các khu vực tiếp xúc với nước nhưng không chịu lực lớn.
- Công trình nằm trong khu vực có thời tiết ẩm ướt: Sơn chống thấm gốc nước có khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập của nước, bảo vệ công trình khỏi nứt nẻ, mốc meo do thời tiết. Cho nên, lựa chọn sơn Polyurethane gốc nước 1 thành phần là quyết định đúng đắn.
4. Quy Trình Thi Công Sơn Chống Thấm Gốc Nước 1 Thành Phần
Mỗi dòng sơn đều có đặc tính kỹ thuật và phương pháp thi công khác nhau, nên qua bài viết này, Hãng sơn APP xin chia sẻ quy trình thi công sơn chống thấm gốc nước theo đúng tiến trình thi công theo tiêu chuẩn Quốc tế.
Xử lý bề mặt
- Bề mặt cần sơn phải được làm sạch hoàn toàn khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác. Nếu có vết nứt, cần trám trét trước khi thi công để đảm bảo lớp sơn bám dính tốt và phát huy hiệu quả chống thấm.
- Bề mặt thi công cần bằng phẳng, sạch sẽ và vững chắc. Bề mặt có khe nứt hoặc rỗ tổ ong thì nên được sửa chữa trước. Chân tường, chân ống nhựa nên được gia cố bằng màng chống thấm trước
Hướng dẫn thi công
- Sử dụng sản phẩm: mở nắp ra thì có thể sử dụng trực tiếp
- Dùng con lăn, cọ hoặc máy phun để thi công sơn. Lưu ý thi công đều tay và tránh để lại bọt khí. Đối với những khu vực thường xuyên chịu sự tác động của nước, nên thi công ít nhất hai lớp để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu.
- Hướng thi công lớp phủ trên và dưới phải vuông góc với nhau. Lớp phủ trước khô hẳn mới có thể thi công lớp sau.
- Nếu cần sử dụng vật liệu gia cố thì nên vừa thi công sản phẩm, vừa trải lưới thủy tinh.
- Xử lý giá cố: Chân tường, chân ống nhựa và miệng ống thoát nước nên được làm lớp gia cố, được quét chống thấm 2-3 lớp và kẹp các vật liệu gia cố như lưới thủy tinh.
- Lớp chống thấm nên thấm hoàn toàn vào hoàn toàn vào lưới thủy tinh để không bị nhăn hoặc vênh.
Đợi Khô Và Hoàn Thiện
- Sau khi thi công lớp sơn đầu tiên, đợi cho sơn khô hoàn toàn (thường từ 3-5 giờ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết), sau đó tiếp tục thi công lớp thứ hai. Sau khi hoàn thành, cần đợi sơn khô cứng hoàn toàn trước khi đưa vào sử dụng.
- Nếu cần dội nước hoặc ngâm nước để kiểm định khả năng chống thấm của sản phẩm nên được tiến hành sau 7 ngày lớp phủ khô hẳn và được dưỡng hộ. Không thể phun nước trực tiếp trên lớp phủ.
5. Một số lưu ý
- Nhiệt độ thi công nên giữa 5C – 35°C và không nên thi công vào ngày mưa hoặc ngày gió cát. Thi công sơn và vào ngày mưa bão và gió bụi nhiều sẽ khiến bề mặt sàn bị ẩm ướt, bụi bám nhiều khiến cho độ bám dính của các lớp sơn không toàn diện. Dẫn đến tình trạng sơn có thể bong tróc, nổi phồng.
- Nghiêm cấm thêm nước vào để pha loãng chống thấm. Đặc tính lý hóa riêng biệt, chính vì vậy nếu trộn thêm nước vào dẫn đến tình trạng sơn không được hòa trộn đều, hư hỏng nặng
- Lớp chống thấm khô hoàn toàn cần 3-5 ngày. Trước khi bề mặt sơn có thể đưa vào sử dụng thì cần đảm bảo che chắn cẩn thận lớp sơn phủ vừa thi công. Tránh tình trạng mưa hay nước rơi vào làm hư hỏng các lớp sơn.
- Hóa chất có kết tủa trong hạn sử dụng việc bình thường.
6. Kết luận
Sơn chống thấm gốc nước 1 thành phần là giải pháp chống thấm hiệu quả và kinh tế cho các công trình xây dựng. Với tính tiện lợi, độ bền cao và khả năng bảo vệ công trình khỏi tác động của nước và độ ẩm. Ngoài ra, đây là một trong số ít dòng sơn có thể không sử dụng sơn lót nhưng vẫn mang lại hiệu quả bám dính cực tốt. Chính vì vậy, sơn chống thấm APP Polyurethane gốc nước một thành phần sẽ là lựa chọn kinh tế, tối ưu hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho bạn.
Bài viết liên quan:
Sơn Epoxy Cho Nhà Đa Năng: Tạo Môi Trường Học Tập An Toàn, Sạch Sẽ
Sơn Epoxy Gốc Nước: Ưu và Nhược Điểm
Quy trình thi công sơn epoxy tự phẳng
Sơn Epoxy Cho Phòng Sạch: Tạo Không Gian Làm Việc Chuyên Nghiệp, Hiện Đại
Sơn epoxy tạo nhám chống trơn trượt số 1 Việt Nam
Sơn Epoxy Cho Bệnh Viện: Đảm Bảo Vệ Sinh, An Toàn